Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Kiến trúc mạng neural nhân tạo

Kiến trúc của một mạng neural

Mạng neural nhân tạo, Aritificial Neural network (viết tắt là ANN). Đây là mạng đang được nhắc đến siêu nhiều trong các bài quảng cáo về công nghệ AI, bạn chắc hẳn đã gặp đâu đó những câu từ như: “chúng được xây dựng dựa trên công nghệ AI, công nghệ này áp dụng một mạng nơ ron nhân tạo để học dữ liệu.. bla bla”. Vậy rút cuộc cái ANN là gì? Dưới đây là một mô hình tổng quan ANN.
neural 1
Một ANN có 3 thành phần :
Input layer: là lớp đầu vào, như mô hình trên thì lớp đầu vào nhận 3 giá trị.
Hidden layer: lớp ẩn. Lớp này nhận giá trị từ lớp liền kề trước. Sau đó xử lí các thứ các thứ rồi truyền tiếp đi lớp sau (Xử lí gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu sau, giờ cứ hiểu vậy đã). Một mạng ANN có thể có nhiều hidden layer.
Output layer: lớp đầu ra, là cái lớp xuất ra giá trị sau khi tính toán .

Các khái niệm cơ bản:


neural 2
Neural: Mỗi cái cục tròn tròn trong hình là 1 neural. Cục này có nhiệm vụ xử lý nhân cộng các giá trị rồi đưa ra kết quả. Cục neural này sẽ được giới thiệu trong bài này.  
Cách đếm số lớp của ANN: Khi đếm số lớp của ANN, chúng ta không đếm lớp input. Ví dụ mạng bên trái là 2 lớp, mạng bên phải là 3 lớp.  
Số lượng neural của mạng: số lượng neural được tính bằng tổng số neural của hidden layer và output layer. Ví dụ mạng bên trái là 6 neurals, còn mạng bên phải là 9 neurals.  
Số lượng parameters của mạng: cái này thì tùy vào bạn có muốn gộp chung Weight và bias hay không. Số lượng bias bằng số lượng neural. Số lượng weights bằng số lượng gạch nối. Mình thì sẽ tính số lượng parameter bằng tổng số weight và bias. Ví dụ mạng bên trái là 20 parameters ( không tính bias) và bên phải là 32 parameters (không tính bias).  
Fully connected Layer: là loại layer mà tất cả các neural của layer trước liên kết với tất cả neural của layer kế nó. Ví dụ cả 2 mạng trên đều là fully connected Layer.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.