Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Tìm hiểu về Spring Boot

Bàn về Spring Framework, ông bụt framework này giúp đỡ chúng ta rất nhiều thứ, nhưng mà nhiều thứ quá thì lại không tốt. Spring framework là một framework rất lớn với hệ sinh thái khủng khiếp mà nó mang lại, nhưng vì thế nên độ tập trung về một mảng nào đó của nó vẫn cần phải có sự config của người lập trình khá nhiều. Để build và deploy application với spring vẫn cần config nhiều bước, vậy nên nhưng đứa con lập trình bắt đầu thấy bụt nhà không thiêng. Và bắt đầu than khóc để chờ một ông bụt khác xuất hiện, ổng có tên gọi: sờ pờ rin bụt, tên quốc tế của ông là: Spring boot.
Spring boot quan sát những sự config từ trước, và rút ra được những kinh nghiệm riêng. Từ đó nó biết tự động config hết cho chúng ta, vậy nên lượng config còn lại cho lập trình viên là ít hơn trước rất nhiều. Và cái tuyệt vời của Spring boot application là nó "Stand alone". Điều này có nghĩa là sao? Nếu như bạn build 1 Application với Spring framework, bạn sẽ có 1 war file, từ file này bạn có thể deploy nó lên tomcat hay bất cứ container nào bạn muốn để cho nó chạy. Còn với spring boot, bạn có nguyên cho mình 1 application có thể chạy thẳng ngay luôn, nó chạy 1 cách độc lập chỉ với dòng command đơn giản.
Nhìn nhận lại vấn đề thì như sau: từ lúc bạn chập chững code java ở trường, những dòng code của bạn là những dòng code tự tay bạn viết ra. Sau đó, bạn được làm những bài tập lớn, quá nhiều tác vụ phải giải quyết, thế là bạn nhờ vào sự trợ giúp của các java library. Đến khi đi làm, bạn được giao cho 1 dự án nhỏ, nhưng để tránh khởi tạo từ những dòng code, những thư mục đầu tiên, bạn dựa lại dựa vào spring framework. Sau dự án này, bạn lại cảm thấy nên chỉ tập trung vào phần bussiness của dự án thôi, thế là bạn sử dụng Spring boot.
 Quá trình đi lên như thế, bạn sẽ thấy công việc của bạn nhàn hạ hơn, tốn ít công sức hơn. Nhưng cái gì cũng có lợi và hại, mọi thứ chuẩn bị sẳn hết cho bạn, thì sự tùy biến của bạn có thể thực hiện sẽ càng giảm. Vậy tự hỏi, sau Spring boot, còn có thể có thêm thứ gì có thể giúp chúng ta code ít hơn nữa không. Có rồi đấy: JHipster là 1 trong số đó. Ông nội này hỗ trợ cả về client side, server side, deployment và cả CI/CD nữa.
Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.